NỘI DUNG
Chữ ký số là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết về chữ ký điện tử hiện nay
Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 triển khai và các doanh nghiệp đã sử dụng rộng rãi. Đi theo đó là việc sử dụng chữ ký số kèm theo cũng không kém phần quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách gia hạn chữ ký số, chữ ký điện tử, chữ ký số và hóa đơn điện tử phải sử dụng chung hay không?
1. Gia hạn chữ ký số
1.1 Chữ ký số là gì?
Chữ ký số (token) là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa.– Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp/ cá nhân. Dùng thay cho chữ ký trên văn bản và tài liệu số đối với các giao dịch điện tử qua mạng internet.
1.2 Cách gia hạn
Khi hết hạn, bạn cần chuẩn bị các thủ tục gia hạn theo yêu cầu bên cung cấp dịch vụ. Cơ bản sẽ bao gồm: Chữ ký đã hết hạn; bản sao công chứng giấy phép kinh doanh, công chứng CMND/ CCCD/ Hộ chiếu người đại diện doanh nghiệp.
Tùy vào bên cung cấp dịch vụ sẽ có thêm các thủ tục bắt buộc để gia hạn. Nếu bạn sử dụng dịch vụ chữ ký của MobiFone, có thể vào đây để được hỗ trợ.
2. Chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (hình ảnh, văn bản, video,…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu đó. Và chữ ký được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực.
Giá trị pháp lý của chữ ký này bao gồm 2 vai trò: vai trò là chữ ký và vai trò là con dấu. Cụ thể như sau:
– Nếu văn bản cần chữ ký để đảm bảo giá trị pháp lý, cần đảm bảo 2 yếu tố sau:
+ Cho phép xác minh được người ký và sự đồng ý với nội dung thông điệp trên văn bản.
+ Phải đảm bảo đủ an toàn, không bị giả mạo.
– Nếu văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức mới là hợp lệ, cần đáp ứng các yêu cầu an toàn sau:
+ Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng.
+ Dữ liệu tạo chữ ký chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
+ Mọi thay đổi của chữ ký đều có thể bị phát hiện sau thời điểm ký.
+ Mọi thay đổi với nội dung thông điệp dữ liệu đều có thể bị phát hiện sau thời điểm ký.
Chữ ký số và hóa đơn điện tử đều có thể dùng để thay thế cho chữ viết tay và sử dụng trong môi trường giao dịch điện tử. Nhưng về bản chất, hai loại chữ ký này lại khác nhau hoàn toàn. Hai loại khác nhau về tính chất, tính năng cũng như cơ chế các thực,…
3. Chữ ký số và hóa đơn điện tử
Khi phát hành, khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử, chữ ký số sẽ thay thế cho chữ ký tay và dấu đỏ. Một số lưu ý về việc khi sử dụng loại chữ ký này và hóa đơn điện chung với nhau:
- Hóa đơn điện tử hợp lệ không nhất thiết phải có chữ ký của người mua hàng.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều chữ ký của nhiều nhà cung cấp.
- Trường hợp chữ ký hết hạn, doanh nghiệp cần gia hạn.
- Doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số để lập và xác nhận hóa đơn nhưng phải đảm bảo tính hợp lệ.
- Hóa đơn điện tử sau khi ký số đồng nghĩa với việc đã xác nhận các thông tin, dữ liệu. Nếu xảy ra sai sót thì không thể sửa đổi trực tiếp mà phải thực hiện các nghiệp vụ điều chỉnh hóa đơn điện tử theo đúng quy định.
- Một số trường hợp, hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký người mua. Nội dung chi tiết, doanh nghiệp tham khảo tại các văn bản hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử của Tổng Cục Thuế.
Kết luận
Qua những thông tin chia sẻ trên, mong bạn sẽ có thêm những kiến thức về chữ ký số, hóa đơn điện tử. Nếu bạn quan tâm tới giải pháp chữ ký Mobi CA, vui lòng liên hệ 9090 để được tư vấn chi tiết nhất.
Đăng kí dùng thử hóa đơn miễn phí TẠI ĐÂY
Thông tin liên hệ
Fanpage: MobiFone Miền Tây
Số Điện Thoại: 0292 3766 211
Email: mobifonemientay@mobifone.vn