Điện toán đám mây đã thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta ứng dụng công nghệ
Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên công nghệ theo yêu cầu qua mạng Internet và chỉ phải chi trả cho các tài nguyên yêu cầu đó. Thay vì mua, sở hữu và duy trì các trung tâm dữ liệu, máy chủ vật lý, người dùng có thể truy cập các dịch vụ công nghệ, chẳng hạn như sức mạnh tính toán, không gian lưu trữ và cơ sở dữ liệu do nhà cung cấp đám mây (như BizFly Cloud) cung cấp.
Trước khi có điện toán đám mây, người dùng muốn làm gì cũng phải tự thực hiện hoặc tự đầu tư tiền từ đầu đến cuối. Điện toán đám mây lưu trữ và đồng bộ các thông tin nhanh và ít tốn không gian chứa.
Ví dụ: Trước kia người dùng cần ổ cứng HDD để lưu các tài liệu, nhưng giờ họ có thể lưu các file trên Drive mà không còn lo ngại mất dữ liệu hoặc có lỗi. Dịch vụ cũng sẽ tự bảo trì, nâng cấp hệ thống định kỳ để đảm bảo người dùng luôn có thể truy cập các file lưu trữ của họ.
Hoặc thay vì phải đầu tư toàn bộ hệ thống máy chủ vật lý đắt đỏ đặt tại công ty, thì có thể thuê máy chủ ảo Cloud Server và trả tiền cho các tài nguyên như CPU, RAM… sử dụng.
Trên đây là khái niệm cơ bản nhất về điện toán đám mây. Điện toán đám mây chia thành 3 mô hình cơ bản phục vụ cho các nhu cầu sử dụng khác nhau: Public cloud – Đám mây công cộng, Private cloud – Đám mây riêng và Hybrid cloud – đám mây lai.
Các mô hình triển khai điện toán đám mây cơ bản
Đám mây công cộng – Public Cloud
Cái tên nói lên tất cả: các đám mây công cộng phục vụ người dùng công cộng, không giới hạn đối tượng sử dụng. Dữ liệu được tạo và lưu trữ trên các máy chủ của bên thứ ba.
Cơ sở hạ tầng máy chủ thuộc sở hữu của các nhà cung cấp dịch vụ, họ đồng thời quản lý kho tài nguyên. Đó là lý do tại sao các công ty, người dùng không cần phải mua và bảo trì phần cứng của riêng họ. Trong mô hình đám mây công cộng, dịch vụ có thể là miễn phí hoặc trả phí theo mỗi lần sử dụng, theo phút hoặc giờ hoặc theo dung lượng. Người dùng có thể mở rộng tài nguyên theo nhu cầu.
Mô hình triển khai đám mây công cộng thường là lựa chọn của các doanh nghiệp không quá quan tâm đến tính riêng tư và bảo mật.
Một số nhà cung cấp public cloud điển hình: Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, IBM, Google Cloud Platform, BizFly Cloud (tại Việt Nam).
Private Cloud – Đám mây riêng
Nhìn từ góc độ kỹ thuật thì đám mây công cộng và đám mây riêng có rất ít hoặc không có khác biệt vì kiến trúc của chúng rất giống nhau. Tuy nhiên, trái ngược với đám mây công cộng là mô hình dành cho công chúng nói chung, chỉ có một công ty cụ thể sở hữu đám mây riêng. Đó là lý do tại sao private cloud còn được gọi là mô hình nội bộ hoặc mô hình công ty.
Máy chủ có thể nằm bên ngoài hoặc tại cơ sở của công ty sở hữu đám mây riêng. Bất kể vị trí thực tế của các máy chủ, các cơ sở hạ tầng này được duy trì trên một mạng riêng biệt, phần mềm và phần cứng sử dụng chỉ dành riêng cho công ty.
Chỉ những người dùng xác định mới có thể truy cập vào thông tin được lưu trữ trong kho lưu trữ riêng, điều này ngăn công chúng sử dụng thông tin đó. Do có nhiều vi phạm trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tập đoàn lớn quyết định sử dụng mô hình đám mây riêng, vì điều này giảm thiểu các vấn đề về bảo mật dữ liệu.
So với mô hình công cộng, đám mây riêng cung cấp khả năng tùy chỉnh cơ sở hạ tầng theo yêu cầu tốt hơn. Mô hình riêng đặc biệt thích hợp cho các công ty muốn bảo vệ các hoạt động quan trọng hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi liên tục. Tuy nhiên, chi phí để sở hữu đám mây riêng thường đắt đỏ.
Hybrid Cloud – Đám mây lai
Giống như hầu hết các mô hình kết hợp, đám mây lai tập hợp các tính năng tốt nhất của các mô hình triển khai nói trên.
Doanh nghiệp có thể điều hành các công việc quan trọng hoặc các dữ liệu nhạy cảm trên đám mây riêng an toàn và sử dụng đám mây công cộng để xử lý khối lượng công việc đồ sộ hoặc các nhu cầu tăng đột biến nhưng ít nhạy cảm hơn.
Mục đích của việc sử dụng đám mây lai là tạo ra một môi trường hợp nhất, tự động, và có khả năng mở rộng nhằm tận dụng tất cả những gì mà cơ sở hạ tầng đám mây công cộng có thể cung cấp, trong khi vẫn duy trì quyền kiểm soát đối với các dữ liệu quan trọng.
Cân nhắc kỹ càng tất cả các yêu cầu về kinh doanh và kỹ thuật, cũng như các đặc điểm cụ thể của từng mô hình là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi sang đám mây thành công. Đây là một nhiệm vụ đầy thách thức, và đó là lý do nên lựa chọn các dịch vụ triển khai đám mây chuyên nghiệp như BizFly Cloud.
Chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm triển khai 14 năm cho nhiều doanh nghiệp lớn: VTV, Vingroup, Ahamove, VCCorp…, cho phép chúng tôi đưa ra những tư vấn cụ thể cho từng mô hình công nghệ đặc thù, giúp đạt được hiệu suất tối đa, tiết kiệm chi phí tối ưu, tránh rủi ro cũng như các vấn đề bảo mật trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Điện thoại 5G là gì? Điện thoại 4G có dùng được 5G?
Thông tin liên hệ
Fanpage: MobiFone Miền Tây
Số Điện Thoại: 0292 3765 211
Email: mobifonemientay@mobifone.vn